Đất 2L là đất gì? Đây chắc hẳn câu hỏi mà nhiều người quan tâm câu trả lời khi đi mua đất thấy trên sổ đỏ ghi mục đích là đất 2L. Để tìm câu trả lời này, hãy cùng Hado Riverside khám phá tất cả các thông tin liên quan đến loại đất này trong bài viết dưới đây.

Đất 2L là đất gì?

Đất 2L là đất gì?
Đất 2L là đất gì?

Đất 2L là đất gì? Là đất nông nghiệp hay cụ thể hơn là đất ruộng hai vụ dùng để trồng lúa nước hai lần mỗi năm. Ký hiệu 2L là viết tắt của đất trồng vụ lúa. Câu trả lời cho câu hỏi đất 2L là đất gì hay mục đích sử dụng đã được xác định trong Quyết định 499 QĐ/ĐC, ký ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính.. Theo đó, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lúa 2 vụ, người dân phải thuộc một trong các trường hợp quy định tài điều 99 của Luật Đất đai năm 2013 như sau:

  • Cá nhân đang sử dụng đất sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Cá nhân hiện đang sử dụng đất có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo các quy định từ điều 100  đến Điều 102 của Luật Đất đai 2013.
  • Cá nhân đang sử dụng đất là người đã được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất kể từ sau khi luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.

Mục đích sử dụng đất 2L là gì?

Mục đích sử dụng đất 2L là gì?
Mục đích sử dụng đất 2L là gì?

Sau khi bạn đọc đã hiểu rõ khái niệm đất 2L là đất gì thì từ khái niệm trên chúng ta có thể nhận thấy rằng mục đích của loại đất được dùng để trồng lúa nước:

Người sử dụng đất cũng cần thực hiện các trách nhiệm sau:

  • Sử dụng đất dùng mục đích theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Sử dụng đất hiệu quả, không để đất bị bỏ hoang và không gây ô nhiễm hoặc làm suy giảm chất lượng đất trồng lúa. Trong trường hợp vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Canh tác đúng phương pháp, thực hiện luân canh và tăng số vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo đất để tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa và bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất trồng lúa trong suốt thời gian sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Quy định đất 2L là như thế nào?

Ngoài việc hiểu rõ khái niệm đất 2L là đất gì, chúng ta cũng cần nắm các quy định cơ bản liên quan đến loại đất này để tránh các sai phạm khi sử dụng. Dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu một số quy định quan trọng về đất 2L bao gồm quy định xây dựng nhà trên đất 2L, thủ tục cấp sổ đỏ cho đất 2L và các vấn đề khác.

Quy định đất 2L là như thế nào?
Quy định đất 2L là như thế nào?

Đất 2L có được xây nhà trên đó không?

Dựa theo khoản 1 điều 170 của luật đất đai 2013, người sử dụng đất cần phải sử dụng đất đúng mục đích và tuân theo quy định về độ sâu, chiều cao của công trình cũng như đảm bảo đúng ranh giới thửa đất. Họ cũng có trách nhiệm bảo vệ các công trình công cộng dưới lòng đất và phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

Như đã đề cập trước đó trong câu hỏi đất 2L là đất gì thì đây là loại đất nông nghiệp dành cho việc trồng lúa hai vụ mỗi năm. Do đó, việc xây dựng nhà ở hoặc công trình kiên cố trên đất 2L là hành vi vi phạm pháp luật. Theo Điểm a, Khoản 7, Điều 12 của Nghị định 121/2013 NĐ-CP, nếu xây dựng công trình trên đất mà không có giấy phép, bạn có thể bị phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng.

Sổ đỏ đất 2L được cấp như thế nào?

Quy trình xin cấp sổ đỏ cho đất 2L tương tự như thủ tục xin sổ đỏ đất nông nghiệp bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để xin cấp sổ đỏ

Người có nhu  cầu xin cấp sổ đỏ cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp sổ đỏ.
  • Trong trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất, cần cung cấp bản sao công chứng các giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ tài chính về thửa đất, cùng với một trong các giấy tờ quy định tại Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Điều 100 Luật Đất đai 2013.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu cấp sổ đỏ cho đất 2L cần đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất để nộp hồ sơ.. Nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan chức năng sẽ cấp sổ đỏ trong thời gian không quá 30 ngày. Tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, biên giới, hoặc nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, thời gian cấp sổ đỏ có thể kéo dài đến 40 ngày.

Bước 3: Thực hiện đóng các lệ phí

Người dân cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo thông báo từ cơ quan thuế, bao gồm:

  • Lệ phí cấp sổ đỏ.
  • Lệ phí trước bạ.
  • Phí đo đạc (nếu có).
  • Tiền sử dụng đất (nếu có).

Lời kết

Vậy là qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về khái niệm đất 2L là đất gì và các quy định pháp luật liên quan đến loại đất này. Hãy đến với chúng tôi để khám phá thêm về các loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp khác.

>> Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *